Cảnh báo
  • Info: COM_VIRTUEMART_ASSIGN_VM_TO_MENU

Cảnh báo tình trạng sử dụng cần sa ở giới trẻ Hòa Đông

Do thiếu hiểu biết, đua đòi theo bạn bè và tò mò, hàng chục thanh thiếu niên xã Hòa Đông (huyện Krông Pắc) đã trở thành con nghiện của cần sa, ma túy đá...

Cần sa hay bồ đà (tiếng lóng gọi là bu…) có tên khoa học là Cannabis Sativa được dùng trong y học cho các trường hợp giảm đau, điều trị viêm sưng và tăng nhãn áp. Tuy nhiên, trong thành phần cần sa có chứa chất tetrahydrocannabinol (THC) - hoạt chất chính tác động đến hệ thần kinh, gây ảo giác - tùy thuộc vào thần kinh của người sử dụng mà cần sa có những tác động gây ảo giác khác nhau. Dễ sử dụng, có thể bỏ vào một chai nhựa, cuốn vào giấy thiếc hoặc nhét vào điếu thuốc lá thông thường để hút nên cần sa được các đối tượng đưa ra dùng mọi nơi. Đối với các trường hợp không đi học thì sử dụng tại nhà, tại các địa điểm gần khu vực cư trú như sân bóng, rẫy, quán cà phê, Internet, nghĩa địa…; còn một số học sinh thì sử dụng cần sa ngay tại trường học hoặc các địa điểm gần trường vào giờ ra chơi, tan học. Lý do để các em tìm đến cần sa thì có nhiều, nhưng phần lớn do bạn bè lôi kéo, rủ rê, có trường hợp vì tò mò, thích cảm giác lạ, cũng có em xuất phát từ tâm trạng buồn bực… sử dụng nhiều lần nên trở thành con nghiện lúc nào không hay.

Công an viên đến tận nhà người dân tuyên truyền,  vận động từ bỏ cần sa.

Công an viên đến tận nhà người dân tuyên truyền, vận động từ bỏ cần sa.

Theo thống kê của Công an xã Hòa Đông, trên địa bàn xã vừa phát hiện 34 trường hợp thanh thiếu niên sử dụng cần sa trong đó có 15 em đang theo học tại một trường THPT đóng chân trên địa bàn. N.T.Đ, SN 1995, thôn Hòa Thành (hiện đang là sinh viên) có thâm niên sử dụng cần sa gần 3 năm nay, với  20 lần hít làn khói của loại chất kích thích này khai với cơ quan chức năng là trong số 20 lần dùng cần sa có đến 8 lần Đ. dùng tại nhà, 12 lần ở sân bóng thôn và bờ đập gần nhà, và thường sử dụng chung với một nhóm bạn cùng trang lứa (trừ các lần sử dụng ở nhà). Còn trường hợp em N.Đ.Đ.H (SN 2000, trú tại thôn Hòa Thắng), vào tháng 7-2015, trong lúc đi chơi thấy nhóm bạn đang hút thứ gì đó, do tò mò H. xin hút thử, sau đó mới biết là cần sa. Về cảm giác sau lần đầu dùng thử, H. chia sẻ, em rất thoải mái, miệng khi nào cũng thèm ăn và cười rất nhiều, khoảng 15 phút sau mới mất cảm giác đó. Cách thông thường mà H. và các bạn hay hút là gói lá cần sa khô vào giấy bạc, bỏ vào chai nhựa đã được đục lỗ, đốt cháy và thay nhau hút. Đang là học sinh khối 10 của một trường học trên địa bàn, em Đ.Q.V (SN 1999) đã nhiều lần sử dụng cần sa tại trường và là người trực tiếp đi mua cần sa cho bản thân và các bạn dùng từ năm 2013 đến cuối tháng 9-2015 thì bị phát hiện. Hầu hết các học sinh đều khai nhận ít nhất đã 1 lần sử dụng cần sa tại trường học.

Tiền đâu mua cần sa?

Để có tiền mua cần sa, các em đã dùng nhiều “chiêu” đánh lừa bố mẹ như xin tiền đi sinh nhật bạn, đóng tiền học thêm, mua quần áo đồng phục, tiền ăn sáng bố mẹ cho hoặc đem các vật dụng trong nhà đi cầm cố... Em H.H.T (SN 1998, trú tại thôn 15) tiết lộ, lần đầu tiên em mua cần sa hút có giá 50.000 đồng 1 gói nhỏ, lần 2 và lần 3 chỉ 30.000 đồng, mua từ 2 đối tượng tên Quốc và Trí ở phường Tân Hòa (TP. Buôn Ma Thuột), nhiều lần em đã lấy tiền ăn sáng bố mẹ cho hằng ngày để mua cần sa, chỉ cần nhịn ăn sáng 3 bữa là đủ tiền mua thuốc hút một lần.

N.N.Đ (SN 2000, thôn Hòa Thành) sử dụng cần sa có “thâm niên” từ năm 2013 đến nay nên tỏ ra rất sành sỏi. Em là con thứ 2 trong gia đình, học hết lớp 7 thì nghỉ học ở nhà phụ giúp việc nương rẫy cho bố mẹ, thời gian rỗi nhiều nên em còn là người trung gian lên TP. Buôn Ma Thuột mua cần sa về dùng và cho bạn bè. N.N.Đ cho biết, mua cần sa không khó, chỉ cần có số điện thoại là có thể gọi hẹn mua hàng, những trường hợp mới giao dịch lần đầu thì phải có “mối ruột” giới thiệu mới được giao hàng. Còn những lần sau, khi đã quen mặt, chỉ cần gọi trước báo số lượng cần mua là bếp bán sẽ cung cấp đầy đủ. Với 7 lần sử dụng cần sa, em H.T.T cũng là một trung gian đi lấy cần sa về dùng và chia cho các bạn, em cho hay, địa điểm giao hàng do các tay phân phối lựa chọn, em chỉ nhớ một số lần nhận hàng trên đường Y Nuê, Ama Khê, Đinh Núp và khu vực Km 3 gần Siêu thị Co.opmart, tiền mỗi lần mua cần sa không nhiều, chỉ từ 300-400.000 đồng là mua được 1 bịch, có thể dùng từ 2-3 lần cho một nhóm bạn từ 5-7 người. Được biết, để có cần sa hút, hằng tuần, các em đều phải góp tiền lại, ai có nhiều tiền thì góp 50-100 ngàn, còn có ít thì chỉ góp 10-20.000 đồng. Có em phải cầm cố máy tính lấy tiền mua cần sa bị bố mẹ phát hiện như trường hợp em N.N.Đ (thôn Hòa Thành).

Trong các loại ma túy có lẽ cần sa có giá rẻ nhất, chỉ cần 30.000 đồng là có một liều đủ phê, chìm trong ảo giác trong vòng 15 phút, còn với ma túy đá thì phải tốn tiền triệu, thậm chí hàng trăm triệu nếu sử dụng trong thời gian dài. Như trường hợp em V.H. (SN 1993, trú tại thôn Hòa An) đã khai với cơ quan pháp luật rằng 1 liều ma túy đá có giá thấp nhất là 500.000 đồng dùng trong 1 giờ là hết, những lúc tiền đầy túi, em thường mua liều cao có giá từ 1 đến 2 triệu đồng đủ dùng trong 1 ngày. Được biết, V.H. đang chung sống với bố mẹ, nhưng có tài sản riêng là 100 trụ tiêu kinh doanh, hằng năm, em dùng tiền bán tiêu mua ma túy sử dụng, lúc không có tiền, em đi tiện cành muồng trong các rẫy cà phê của người dân về bán mua ma túy…

Ông Nguyễn Đình Vượng, Chủ tịch UBND xã Hòa Đông cho biết, ngay sau khi nắm rõ thông tin, xã đã mời các đối tượng, phụ huynh, ban giám hiệu nhà trường và ban tự quản thôn, buôn họp và tìm giải pháp cai nghiện cho các em trên tinh thần giáo dục, răn đe, không kỳ thị, phân biệt đối xử với các em đã sử dụng cần sa. Đối với 34 trường hợp đã thực hiện ký cam kết không sử dụng chất gây nghiện này, trong vòng 1 tháng (tính từ ngày ký) nếu trường hợp nào không bỏ được sẽ thực hiện theo Nghị định 94 2009/NĐ-CP ngày 26-10-2009 của Chính phủ quy định chi tiết về quản lý người sau cai nghiện ma túy.

Tư vấn thiết kế

Tư vấn, thiết kế các hệ thống tiếp đất công tác, tiếp đất bảo vệ và tiếp đất chống sét cho các thiết bị điện tử - viễn thông, phát thanh - truyền hình, thông tin vệ tinh, thiết bị đo lường, điện lực và các công trình kiến trúc khác v.v...thỏa mãn các tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế;
Tư vấn thông tin và cung cấp cho quý khách hàng các loại điện cực tiếp đất; Từ điện cực tiếp đất thông thường, tiếp đất chôn sâu đến các loại điện cực tiếp đất tiên tiến hiện đại nhất (điện cực tiếp đất hóa học, điện cực than chì v.v...) phù hợp với nhu cầu của khách hàng;

Video

Giới thiệu cột thu lôi chống sét

Cột thu lôi,hay cột chống sét là một thanh kim loại hoặc vật bằng kim loại được gắn trên đỉnh của một tòa nhàđiện ngoại quan bằng cách sử dụng một dây dẫn điện để giao tiếp với mặt đất hoặc "đất" thông qua một điện cực, thiết kế để bảo vệ tòa nhà trong trường hợp sét tấn công. Sét sẽ đánh xuống mục tiêu là trình xây dựng và sẽ đánh vào cột thu lôi rồi được truyền xuống mặt đất thông qua dây dẫn, thay vì đi qua tòa nhà, nơi nó có thể bắt đầu một đám cháy hoặc giật điện gây ra. Đây là một công cụ rất hữu ích với con người, có thể giúp chúng ta giảm thiểu nguy cơ từ sét.